Năm 2020 đã dạy cho nhân loại nhiều bào học về sức khoẻ và yêu cơ thể của mình. Nhưng để rồi chúng ta nhận ra một thói quen kinh hãi với ngành mail chính là cắn móng tay đã trở thành nỗi sợ khủng khiếp giữa đại dịch Covid 19. Có thể bạn đã bỏ qua quy tắc rửa tay 20 giây, hoặc có thể bạn có một đôi tay sạch sẽ nhưng lại dùng chúng để sờ mặt và dụi mắt liên tục thậm chí có những người, dù cố gắng hết sức, vẫn không thể tìm ra cách ngừng cắn móng tay. Lý do vì sao?
Nếu bạn nằm trong số những người hay cắn móng tay thường xuyên trên thế giới, thì chắc chắn bạn đôi lần chiêm nghiệm được rằng: Cắn móng tay không dừng lại chỉ vì chúng ta thích. Mà nói trở thành phản xạ có điều kiện hẳn hoi. Sau đại dịch Covid 19 dữ dội thì các chuyên gia về nail và đội ngũ bác sĩ da liễu đã cùng thảo luận và tìm ra những nghiên cứu để loại bỏ thói quen kinh hãi này. Bởi lẽ việc đưa tay lên miệng và mũi sẽ rất dễ mang virus corona trực tiếp vào cơ thể.
Tại sao mọi người lại cắn móng tay?
Bạn có thể không biết điều này, nhưng cắn móng tay thuộc danh sách các hành vi được gọi là rối loạn lặp đi lặp lại tập trung vào cơ thể (BFRDs), đó là những thói quen nhỏ mà chúng ta có thực hiện thường xuyên vô ý thức. Như SELF đã báo cáo trước đây, không lý giải được rõ tại sao một số người có BFRD.
Trước đây SELF đã báo cáo những yếu tố gây nên hành vi lặp đi lặp lại có năm loại chính: Có những yếu tố kích thích cảm giác như vị giác, xúc giác, thị giác, khứu giác hoặc thính giác. Bạn có thể bị kích thích bởi những suy nghĩ hoặc niềm tin nhất định (chúng được gọi là kích thích nhận thức). Bạn có thể cắn móng tay khi đối mặt với thứ gọi là động cơ kích thích, liên quan đến các tư thế và chuyển động mà bạn thực hiện (và thậm chí có thể không nhận thức được).
Cắn móng tay có thực sự tệ như vậy không?
Vấn đề ở đây là tay chúng ta chạm vào nhiều vật dụng, phương tiện công cộng rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, có nguy cơ giúp những vi trùng xâm nhập vào cơ thể mình, Philip Tierno – Tiến sĩ, nhà vi sinh vật học và giáo sư về bệnh học tại NYU Langone đã khẳng định: Không phải ai cũng chắc rằng cắn móng tay sẽ khiến bạn nhiễm bệnh thường xuyên hơn những người không cắn, nhưng việc đưa ngón tay vào miệng không có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Nhưng ngay cả khi bạn không nghĩ về vi trùng, cắn móng tay cũng có thể gây ra tổn thương cho móng của bạn. Điều này có thể để lại những vết cắt nhỏ khiến bạn có nguy cơ cao bị vi khuẩn và nấm xâm nhập và gây nhiễm trùng móng, da. Cắn móng tay của bạn cũng có thể có khả năng làm hỏng răng.
Theo các khuyến cáo từ Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AADA) đưa ra sự kết hợp của các phác đồ thực tế cũng như các bài tập tinh thần có thể giúp ích cho bạn. Ví dụ, trong số các phác đồ được AADA khuyến nghị là xác định các tác nhân gây cắn móng tay của bạn, cắt ngắn móng tay và thực hiện giảm tần xuất nghĩ đến nó. AADA cũng giải thích rằng cắn móng tay có thể là một dấu hiệu của tình trạng tổn thương về cảm xúc hoặc tâm lý. Vì vậy, nếu bạn đã cố gắng ngừng cắn móng tay mà bất thành, hãy liên hệ với bác sĩ tâm lý.
Bài học: Khi nói đến việc cắn móng tay, lý trí sẽ giúp bạn
Những thủ thuật như dùng thuốc bôi ức chế cảm giác củ lưỡi, bôi muối lên móng hay nghĩ về chuyện khác để quên đi thói quen cắn móng tay đều hầu như không mấy tác dụng. Tuy nhiên, bạn có thể luôn mang theo một chiếc kềm cắt lớp da thừa để không có cảm giác khó chịu và ức chế việc căn móng. Ngoài ra bạn nên dùng thêm kem dưỡng ẩm tay để tránh bị ám ảnh bởi một số làn da thô ráp.
Điều tốt nhất sau khi trải qua nhiều thử nghiệm, các chuyên gia nhận ra rằng cắn móng tay rõ ràng là một hành vi tiềm thức mà chúng ta thực hiện khi lo lắng và buồn chán. Vì vậy điều tốt nhất đối chính bản thân bạn nên chú ý hành vi và cho nhắc nhở bản thân dừng lại.
Hãy lưu tâm đến thực tế là mình có thói quen cắn móng tay, khi nào, ở đâu và tần suất bạn làm điều đó như thế nào. Đây là bước đầu tiên để bản thân không cắn móng tay. Vì vậy, hãy tập trung vào ý niệm và kỷ luật bản thân. Và ít nhất là lúc bạn nghiêm khắc với bản thân thì ý định cắn móng tay sẽ trở nên vô nghĩa.