Tẩy tóc là một trong những giải pháp cực kì hiệu quả khi bạn muốn nhuộm những tone màu sáng hoặc những màu sắc cầu kì cho mái tóc. Tuy nhiều trải qua quá trình tẩy nhuộm kéo dài chắc chắn sẽ gây hư tổn nặng nề cho mái tóc. Vậy tóc tẩy có phục hồi được không và cách phục hồi tóc sau khi tẩy như thế nào cho hiệu quả? Cùng nhau tìm câu trả lời ngay dưới đây nha!

Sponsor

Tại sao tẩy tóc lại khiến tóc hư tổn?

Như chúng ta đều biết, màu sắc nguyên bản của sợi tóc là màu đen, điều này là do sắc tố melanin có sắn trong tóc. Quá trình tẩy tóc chính là quá trình loại bỏ melanin, từ đó tóc sẽ chuyển sang màu trắng, xám, hoặc vàng nhạt tùy vào đặc tính riêng của từng mái tóc. Việc tẩy tóc được xem là bước quan trọng nhất đối với những mái tóc nhuộm màu sáng hoặc các tone màu khói, màu bạch kim.

Tẩy tóc
Tẩy tóc là quá trình loại bỏ melanin trong sợi tóc (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên để loại bỏ được màu đen nguyên thủy của tóc, thì việc sử dụng các loại thuốc tẩy tóc có chứa hydrogen peroxide ở nồng độ cao là điều không thể tránh khỏi. Hoạt chất này có khả năng oxy hóa mạnh, khi được kết hợp với amoniac sẽ phá vỡ tế bào biểu bì ở tóc và dần dần loại bỏ sắc tố melanin trên tóc. Do việc sử dụng hóa chất ở nồng độ cao nên da đầu chắc chắn sẽ rất bỏng rát, ngứa và thậm chí là chảy máu nữa. Đặc biệt quá trình này cũng vô tình lấy đi mọi dưỡng chất và độ ẩm có trong tóc và khiến mái tóc khô xơ.

Một vài đặc trưng dễ nhận ra ở tóc tẩy đó là thiếu độ ẩm, xơ rối, dễ rụng, dễ bị trẻ ngọn, tóc thiếu đi độ bóng mượt tự nhiên. Thậm chí nặng nền hơn là các sợi tóc tự đứt và chỉ cần vuốt nhẹ là đứt cả nắm tóc.

Tóc tẩy có phục hồi được không?

Mặc dù tóc sau tẩy sẽ cực kì yếu và khả năng hư tổn là rất lớn nhưng không có nghĩa là không thể phục hồi lại tóc. Trên thực tế có nhiều cách khác nhau để giúp tóc tẩy lấy lại sức sống ban đầu, ví dụ như thực hiện các liệu trình phục hồi ở salon tóc hoặc tự xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng tóc tại nhà. Để mái tóc có thể lấy lại vẻ bồng bềnh, khỏe mạnh thì sẽ cần lưu ý một vài yếu tóc quan trọng dưới đây:

  • Trong quá trình phục hồi không sử dụng thêm bất cứ hóa chất nào lên tóc như thuốc nhuộm, thuốc uốn.
  • Xây dựng chu trình chăm sóc tóc phù hợp với da đầu và tình trạng tóc.
Tẩy tóc vẫn có thể phục hồi (Nguồn: Internet)
  • Tập trung nhiều vào các sản phẩm cấp ẩm, phục hồi có nguồn gốc từ thiên nhiên như các loại dầu thực vật, HA, keratin,…
  • Không dùng dầu gội thông thường hoặc các sản phẩm có chứa sunfate vì chất này khiến tóc ngày càng khô hơn.
  • Đảm bảo chống nắng đầy đủ cho mái tóc khi ra ngoài.
  • Kiên trì thực hiện và quan sát chuyển biến của mái tóc để có sự điều chỉnh trong việc chăm sóc tóc nếu cần thiết.

6 cách phục hồi tóc sau khi tẩy

Sau khi đã nắm bắt rõ được nguyên lý tẩy tóc và một vài những ảnh hưởng từ quá trình tẩy tóc thì hãy cũng bắt tay vào công cuộc tìm kiếm các phương pháp phù hợp để lấy lại vẻ đẹp và sự khỏe mạnh cho mái tóc nha.

1. Phục hồi tóc bằng cách điều trị keratin

Keratin là thành phần quan trọng nhất trong từng sợi tóc, chúng chiếm khoảng 70 % cấu trúc tóc. Đóng vai trò như lớp bảo vệ và tăng cường độ bóng mượt, chắc khỏe cho mái tóc. Bên cạnh cơ chế sản sinh keratin tự nhiên thì bạn hoàn toàn có thể tự bổ sung hoạt chất này cho tóc để phục hồi hư tổn, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ cho sợi tóc.

Keratin có vai trò quan trọng đối với tóc (Nguồn: Internet)

Vậy câu hỏi ở đây chính là, làm sao để bổ sung keratin cho tóc một cách hiệu quả. Đơn giản bạn chỉ cần sử dụng dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc có chứa keratin là được, những sản phẩm này đang có khá nhiều trên thị trường. Và nếu không an tâm bạn có thể đến các salon tóc để tìm mua. Ngoài ra keratin còn đến từ một số loại thực phẩm như bơ, trứng, cá hồi, khoai lang, cà rốt và cả cải xoăn nữa. Bạn nên đưa các loại đồ ăn này vào chế độ ăn hằng ngày để cung cấp keratin từ bên trong cho mái tóc.

Cuối cùng, vẫn còn một cách khác để bổ sung keratin đó là phủ trực tiếp keratin lên tóc và tiến hành ủ nhiệt để tóc hấp thụ dưỡng chất. Đây là phương pháp khá phức tạp, phù hợp với những ai có mái tóc hư tổn quá nặng nề. Bạn nên đến salon để những thợ làm tóc chuyên nghiệp trực tiếp thực hiện, điều này giúp đảm bảo lượng keratin và nhiệt độ phù hợp để không khiến tóc hư tổn hơn.

Sponsor

2. Bổ sung độ ẩm bằng serum hoặc dầu dưỡng tóc

Chúng ta đều biết, tóc sau tẩy thường cực kì khô và cần được bổ sung độ ẩm cần thiết. Bên cạnh kem ủ tóc, kem xả thì dầu dưỡng tóc cũng sẽ là yếu tố cực kì quan trọng. Thông thường các sản phẩm này sẽ có thành phần chính là các loại dầu thực vật tự nhiên như dầu argan, dầu ô liu, dầu dừa,… đây chính là nguồn dưỡng chất dồi dào và cực kì quan trọng cho mái tóc.

Dầu dưỡng tóc (Nguồn: Internet)

Bạn có thể tìm mua dầu dưỡng tóc ở đây

Còn đối với serum dưỡng tóc, đa phần sẽ là dạng tinh chất lỏng hơn dầu dưỡng tóc và được dùng trực tiếp lên da đầu với công dụng kích thích mọc tóc là chủ yếu. Ngoài ra cũng có một vài dòng serum được dùng cho thân tóc, nhưng công hiệu dưỡng ẩm sẽ không tốt bằng dầu dưỡng tóc.

Serum dưỡng tóc (Nguồn: Internet)

Bạn có thể tìm mua serum tóc ở đây

Cách sử dụng serum và dầu dưỡng tóc

  • Đối với serum dưỡng tóc: sau khi gội đầu và thấm khô tóc khoảng 50%, bạn thoa serum lên da đầu và massage nhẹ nhàng 10 phút.
  • Dầu dưỡng tóc: làm sạch tóc với dầu gội và tiến hành xả tóc như bình thường. Thấm khô nước trên tóc, khi tóc còn hơi ẩm thì thoa dầu dưỡng lên phần thân tóc. Tiến hành bóp nhẹ để dưỡng chất thấm sâu, và lưu ý không thoa trực tiếp lên da đầu.

3. Dùng trứng gà để làm mặt nạ tóc

Phần lòng trắng trứng gà được xem như một nguồn protein cực kì dồi dào cho mái tóc, đặc biệt phù hợp cho tóc đang bị hư tổn. Bên cạnh đó trong trứng gà còn chứa hoạt chất lecithin với khả năng dưỡng ẩm sâu, giảm thiểu khô xơ tóc. Có hai cách để bạn sử dụng trứng gà trong việc phục hồi sức sống cho mái tóc.

Dùng trứng gà để làm mặt nạ tóc (Nguồn: Internet)
Sponsor

Cách 1: mặt nạ trứng gà và mật ong

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 quả trứng gà và 3 thìa cà phê mật ong.
  • Tiếp đó đánh bông trứng và từ từ cho mật ong vào và khuấy đều.
  • Sau khi gội sạch tóc thì thoa hỗn hợp lên toàn bộ tóc và da đầu rồi bóp nhẹ.
  • Ủ tóc trong khoảng 25-30 phút rồi xả lại tóc với nước ấm nhiều lần.

Cách 2: trộn trứng gà với dầu gội

  • Đối với phương pháp này, bạn trộn một quả trứng với lượng dầu gội vừa đủ vào một chiếc bát sạch.
  • Bước tiếp theo là làm ướt tóc và thoa một phần hỗn hợp lên da đầu. Lần lượt massage nhẹ nhàng để làm sạch tóc.
  • Sau khi xả tóc với nước, tiếp tục thoa phần còn lại lên tóc, lần này thoa cả thân tóc và chân tóc. Bóp nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu.
  • Cuối cùng là xả nước lại nhiều lần với nước ấm cho đến khi sạch hẳn thì xả tóc lần cuối bằng nước lạnh.

4. Ủ tóc với bơ và chuối

Cách thứ tư mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà đó chính là làm mặt nạ bơ và chuối. Bơ nổi tiếng với nguồn keratin lớn giúp tóc chắc khỏe, còn chuối lại chứa khoáng chất và vitamin nhóm B rất quan trọng cho quá trình phục hồi tóc. Bạn hoàn toàn có thể tách riêng hoặc kết hợp hai loại quả này vào một công thức để tạo ra mặt nạ ủ tự nhiên an toàn cho mái tóc.

Ủ tóc với bơ và chuối (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện

  • Đầu tiên sử dụng 1-2 quả chuối và nửa quả bơ. Bạn có thể tự căn chỉnh sao cho đủ với độ dài của tóc và để lượng bơ, chuối bằng nhau.
  • Sau đó nghiền nhuyễn hỗn hợp bằng thìa hoặc máy xay.
  • Tiếp đến, làm sạch tóc trước khi thoa hỗn hợp lên toàn bộ da đầu và mái tóc.
  • Tiến hành ủ trong khoảng 25 phút, thực hiện 2-3 lần/tuần.
  • Cuối cùng là xả tóc với nước ấm.

5. Cắt tỉa tóc hợp lý

Bên cạnh tập trung phục hồi thì việc cắt tỉa những phần tóc bị khô xơ trẻ ngọn cũng là điều cần được chú ý đến. Thao tác giúp loại bỏ phần đuôi tóc bị xơ rối, và hạn chế tình trạng tóc bị mắc vào nhau. Bên nên thực hiện việc này khoảng 4-5 tuần/ lần, mỗi lần tỉa khoảng 2-3cm tùy vào tình trạng tóc. Nếu tóc bị trẻ ngọn nhiều có thể cân đối để cắt hết phần trẻ ngọn.

Tỉa tóc để loại bỏ phần tóc trẻ ngọn (Nguồn: Internet)

6. Hạn chế tối đa tác động của nhiệt độ cao

Điểm cuối cùng bạn cần chú ý đó là không tác động nhiệt độ cao trong suốt quá trình phục hồi tóc. Phần nhiệt lượng này có thể đến từ các loại máy tạo kiểu, máy sấy tóc hoặc ánh nắng mặt trời. Đối với những trường hợp bắt buộc phải sấy tóc, hoặc sấy tóc vào mùa đông thì nên thoa trước một lớp dầu dưỡng để bảo vệ tóc rồi mới tiến hành sấy ở chế độ ấm hoặc mát. Còn đối với nắng ánh mặt trời thì hãy đảm bảo che chắn bằng mũ khi ra ngoài hoặc sử dụng thêm xịt chống nắng cho tóc.

Giảm thiểu tác động nhiệt trong quá trình phục hồi tóc (Nguồn: Internet)

Sponsor

Bạn có thể tham khảo nhiều bài viết thú vị dưới đây:

Làm đẹp là nhu cầu và là đặc quyền của mỗi người trong số chúng ta, và để có thể đón đầu những xu hướng làm đẹp mới nhất, hiệu quả nhất thì đừng quên ghé thăm chúng tớ mỗi ngày nha!

Bạn ơi, bài này được chứ?
Có 6 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi bình luận
Thông báo về
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz